Những dấu ấn lịch sử
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người chúng ta dường như luôn khát khao và đi tìm kiếm chân lý về một điều gì đó to lớn hơn bản thân mình. Điều này được thể hiện trong các tôn giáo, truyền thống văn hóa trong hầu hết các nền văn minh của nhân loại.
Với nhiều người, trong đó có mình, hành trình Tâm linh trở thành một điều gì đó khát khao tìm ẩn trong máu và tâm hồn mình. Một hành trình đi tìm kiếm sự thật về bản thân, về linh hồn và sự sống.
Và bạn có biết rằng, trong quá khứ, chúng ta đã từng có những nền văn minh phát triển chúng ta rất nhiều cả về mặt công nghệ lẫn tâm linh?
Nhìn lại một chút dòng lịch sử cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn về điều mà chúng ta thật sự đang tìm kiếm.
Theo dòng của lịch sử, khoa học chính thống cho chúng biết rằng nền văn minh nhân loại bắt đầu khoảng 6.000 năm trước công nguyên. Và trước đó được xem là các bộ lạc nguyên thủy với trình độ lạc hậu hoặc kiếm sống qua các hình thức săn bắn và hái lượm. Những hình thái của con người thời kỳ này được xem là chưa có tổ chức cộng đồng và chưa phát triển.
Tuy nhiên, những phát hiện gần đây của các nhà khảo cổ học đã cho chúng ta những góc nhìn mới về lịch sử con người.
Theo dòng lịch sử, những khám phá về nền văn minh Sumer và Ai Cập cổ đại có niên đại hơn 6.000 năm về trước làm các nhà khoa học phải ngạc nhiên. Họ tìm thấy các bản ghi chép về cấu trúc tổ chức xã hội, kiến thức về thiên văn học thậm chí vượt xa sự hiểu biết của con người hiện đại chúng ta. Những tàn tích về các tòa nhà, các kim tự tháp cho thấy một trình độ phát triển vượt bật mà công nghệ hiện tại của chúng ta cũng không thể làm được.
Và xa hơn nữa, nhận thức về khía cạnh tâm linh và sự hòa hợp với Vũ trụ của các nền văn minh này có một mức nhận thức và phát triển hơn nhiều so với nhận thức của chúng ta.
Những dấu tích lịch sử cho thấy nền văn minh Ai Cập cổ đại xuất hiện hơn 10.000 năm về trước và có một mức phát triển vượt bật làm các nhà khoa học phải ngạc nhiên. Các nhà khoa học phải đặt câu hỏi, họ từ đâu tới? Và bằng cách nào, nền văn minh Ai Cập được xem là xuất hiện và phát triển một mức vượt bật mà không có dấu hiện của một nền văn minh phát triển từ từ qua thời gian.
Các bậc hiền triết của các Tôn Giáo khác nhau trên thế giới còn được xem là đã đến Ai Cập cổ đại. Và hầu hết những triết lý của các Tôn Giáo hiện đại được xem là đều có nguồn gốc ít nhiều đến từ Ai Cập cổ đại. Bao gồm những triết lý của kinh Veda của Ấn Độ được xem là có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới cũng có ít nhiều ảnh hưởng từ truyền thống Tâm linh của Ai Cập cổ đại.
Hầu hết các truyền thống Tôn giáo và Tâm Linh đều dạy cho chúng ta về những bí ẩn của cuộc sống và dạy chúng ta cách quay về để sống trọn vẹn và hạnh phúc trong thực tại. Nhưng đằng sau một sự thật chúng ta lại bị ảnh hưởng bởi 100 triết lý suy diễn khác chúng ta trở nên xa rời sự thật. Tâm trí của chúng ta trở thành một mớ hỗn độn mà bản thân chúng ta thường không nhận ra.
Khi biết về những điều này, nó cho mình một góc nhìn khác về Tâm Linh. Nó phá vỡ nhiều niềm tin hạn chế mà mình được học bởi Tâm Linh truyền thống. Mình nhận ra rất nhiều giáo lý và lời dạy trong Tâm Linh truyền thống là sản phẩm thêm vào của con người sau này. Nó được sử dụng cho mục đích truyền đạo và không phản ánh đúng với bản chất thật sự về cuộc sống.
Last updated