Tầm quan trọng của Hơi thở
Không khó để chúng ta có thể nhận ra rằng hơi thở là điều quan trọng nhất đối với chúng ta. Một người bình thường có thể không ăn đến 30 ngày, có thể không uống nước trong 1 tuần nhưng chúng ta không thể sống nếu không thở trong 5 phút.
Hơi thở là sự sống và nếu không có hơi thở thì không có sự sống. Tất cả các dạng sống bậc thấp cũng phụ thuộc vào hơi thở.
Khoa học ngày nay và các trường phái thực hành Tâm Linh đều công nhận hơi thở có tác động mạnh mẽ đến trạng thái cảm xúc và tinh thần của chúng ta. Thực hành những bài tập hơi thở chuyên sâu giúp chúng ta đánh thức những khả năng mạnh mẽ của cơ thể và làm chủ trạng thái tâm lý và tinh thần của mình.
Hơi thở được xem là cầu nối giữa cơ thể và các giác quan, giữa ý thức và vô thức. Hơi thở là cánh cửa để chúng ta có thể điều khiển tâm trí có ý thức và mở ra những nhận thức trong vô thức. Hơi thở giúp chúng ta thay đổi trạng thái của cơ thể qua việc kích thích trực tiếp vào hệ thần kinh tự chủ.
Hơi thở là cơ quan duy nhất trong cơ thể vừa có thể hoạt động một cách vô thức và có ý thức. Nó như là một lời mời gọi của tự nhiên để qua đó chúng ta có thể làm chủ và khai phá những tiềm năng bên trong chúng ta.
Quan sát hơi thở cũng đồng thời là quan sát tâm trí. Bạn có thể thấy mối liên hệ trực tiếp giữa trạng thái tinh thần và hơi thở. Khi bạn tức giận, hơi thở của bạn trở nên gấp và nông. Ngược lại, một tâm trí tĩnh lặng thì hơi thở cũng trở nên nhẹ nhàng và sâu hơn. Khi cảm thấy tức giận, bị sốc hoặc sợ hãi, chúng ta trở nên khó thở hoặc có xu hướng nín thở.
Trong các tài liệu Ấn Độ cổ đại, tuổi thọ của bạn được xem là đã được định trước và nó gắn liền với số lượng của hơi thở. Nếu bạn thở nhanh, bạn sử dụng hết số nhịp thở của mình nhanh hơn và bạn có tuổi thọ ngắn. Ngược lại, thở chậm làm tuổi thọ của bạn dài hơn. Do đó, thở chậm cũng được xem là cách mà chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của mình.
Bạn có thể quan sát điều này trong tự nhiên, những con vật có hơi thở chậm như rắn, voi và rùa có tuổi thọ cao hơn nhiều so với những con vật có hơi thở gấp như chó và lợn. Rùa có nhịp thở khoảng 4-5 nhịp/phút trong khi chó có nhịp thở khoảng 15-35 nhịp / phút.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, từ “chi” dùng để chỉ bản chất của vũ trụ và năng lượng của sự sống, nó cũng được xem là đại diện cho không khí tự nhiên mà chúng ta hít vào. Ở Hy Lạp cổ đại, từ pneuma được dùng để ám chỉ về không khí, hơi thở, tinh thần hoặc nó cũng có nghĩa là bản chất của cuộc sống. Như vậy, có thể thấy người Hy Lạp cũng coi hơi thở có quan hệ mật thiết với trạng thái tâm lý như thế nào.
Sách Sáng Thế Ký có viết: “Đức Chúa Trời lấy bụi đất nắn nên hình người, và thổi vào mũi sự sống, và người đàn ông đã trở thành một sinh vật sống.” Nó cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa hơi thở và sự sống.
Trong tiếng Lating, từ Spiritus được sử dụng cho cả hơi thở và tinh thần. Nó cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa hơi thở và tinh thần.
Cách thở với các nhịp điệu khác nhau, tăng lượng không khí vào trong phổi hoặc việc ngừng thở kéo dài có thể tạo ra những thay đổi sâu sắc trong nhận thức và ý thức. Những bài tập đặt biệt về hơi thở có thể được tìm thấy trong khoa học về hơi thở của Ấn Độ cổ đại, nó còn được gọi là các thực hành pranayama. Những kỹ thuật thực hành về hơi thở có thể giúp người thực hành trải nghiệm sự phúc lạc của Thiền định và mang đến sự giác ngộ.
Các kỹ thuật thở với những chỉ dẫn thực hành nghiêm ngặt cũng là một phần của các bài tập khác nhau trong Kundalini Yoga, Kim Cương thừa Tây Tạng, thực hành Sufi, thiền định của Phật Giáo và nhiều tôn giáo khác nhau.
Trong văn hóa cuộc sống hiện đại, chúng ta quan niệm hơi thở là một chức năng thông thường của cơ thể mà quên mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó và mối liên hệ của nó với trạng thái tâm lý và tinh thần.
Theo các tài liệu hướng dẫn về hơi thở của văn hóa Ấn Độ cổ đại, hơi thở gắn liền với prana. Prana không chỉ là hơi thở, nó còn được xem là bản chất thiêng liêng của sự sống. Qua việc hít thở, chúng ta đang thu nạp năng lượng prana vào cơ thể. Prana được xem là dạng năng lượng vi tế tràn ngập vào mọi thứ trong Vũ trụ, nó là sinh lực sống, là hơi thở của sự sống, là năng lượng và tinh thần. Mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy và chạm vào nó một cách trực tiếp. Nhưng chúng ta làm việc đó thông qua hơi thở của mình. Sau khi prana từ Vũ trụ được đưa vào cơ thể, nó được chuyển hóa thành prana cá nhân. Các bật thầy Ấn Độ biết về sự chuyển hóa và các dòng prana này được di chuyển lên, xuống trong cơ thể thế nào. Và bằng cách thực hành sự quan sát và luân chuyển các dòng khí này, nó giúp người thực hành đạt tới những cảnh giới Ý Thức cao hơn và mở ra những chiều sâu trong nhận thức về bản thân và sự giác ngộ.
Bản thân mình cũng có may mắn được biết đến cuốn sách Tự Truyện của một Yogi của Yogananda và từ đó biết đến thực hành Kriya Yoga, một phương pháp thiền pranayama. Trong đó khi thực hành thiền, người thực hành sẽ quan sát sự luân chuyển của dòng khí qua các luân xa. Sau một thời gian thực hành, mình có thể cảm nhận rõ ràng sự luân chuyển của nó qua cột sống và nhiều góc nhìn sáng suốt hơn về cuộc sống cũng đến với bản thân mình.
Gần như hơi thở đi cùng với chúng ta từ lúc sinh ra, và vì vậy, chúng ta xem hơi thở là một điều tự nhiên và không bao giờ đặt câu hỏi về chúng: Tại sao chúng ta thở? Chúng ta có đang thở tốt không? Và ảnh hưởng của hơi thở đến chúng ta như thế nào?
Chúng ta hít vào để tiếp nhận và bổ sung oxy vào cơ thể. Và thở ra, chúng ta trục xuất khí carbon dioxide ra ngoài để thanh lọc cơ thể. Đó là một vòng tuần hoàn liên tục không bao giờ nghỉ từ khi chúng ta được sinh ra. Và nếu quá trình này dừng lại, sự sống của chúng ta biến mất.
Có thể bạn không nhận ra, nhưng phần lớn con người hiện đại chúng ta thở không đúng cách. Chúng ta trở quá nông, thở trong lồng ngực thay vì thở cơ hoành, hơi thở gấp hoặc không đều. Ngày nay, ước tỉnh có khoảng 1 tỷ người trên thế giới mắc bệnh ngưng thở khi ngủ. Hoặc nhiều người khi ngủ sẽ chuyển sang trạng thái thở bằng miệng thay vì thở bằng mũi. Những điều này biểu hiện một hơi thở không đúng cách và lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng trực giác, sự sáng suốt và sáng tạo của chúng ta.
Trong khoảng vài thập kỷ gần đây, các nhà trị liệu phương Tây đã khám phá ra tiềm năng chữa lành của hơi thở và phát triển các kỹ thuật sử dụng hơi thở trong chữa lành.
Holotropic breathwork là một liệu pháp hơi thở được phát triển bởi tiến sĩ Stanislav Grof vào những năm 1970. Stan Grof sinh năm 1931 tại Praha, ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Charles và bằng tiến sĩ tại Học Viện Khoa học Séc. Ông tham gia nghiên cứu về LSD (các loại thuốc gây ảo giác), ông phát hiện hít thở có thể tạo ra nhiều lợi ích tương tự như thuốc gây ảo giác mà không tạo ra những rủi ro cho người trải nghiệm. Từ những nghiên cứu và thực nghiệm của mình, ông đã giới thiệu cho thế giới một mô hình mới trong liệu pháp chữa lành tâm lý, một hình thức tích hợp giữa các khía cạnh tâm linh, huyền bí vào cuộc sống, trong đó việc chữa lành các vấn đề tâm lý dựa trên việc tự nhận thức trong sự kết nối với Trái tim. Nó hoàn toàn khác với liệu pháp nhận thức dựa trên việc trò chuyện của tâm lý học.
Trong liệu pháp này, người thực hành sẽ hít thở liên tục trong một khoảng thời gian cùng với sự hỗ trợ của âm nhạc. Phương pháp này có tác dụng mạnh mẽ trong việc thay đổi trạng thái của ý thức. Từ đó, mở ra những hiểu biết sâu sắc về bản thân và chữa lành mạnh mẽ. Nó được báo cáo có thể giúp người thực hành thoát khỏi nhiều vấn đề tinh thần như trầm cảm kéo dài, thường xuyên bị ám ảnh hoặc lo lắng, giải phóng bản thân khỏi những cảm giác tội lỗi, tăng cường sự tự tin và mở ra những nhận thức mới về cuộc sống.
Một số phương pháp tương tự được thực hành như là rebirth breathwork và shamanic breathwork cũng mang lại kết quả chữa lành những vấn đề tâm lý một cách mạnh mẽ.
Bản thân mình cũng được trải nghiệm và hướng dẫn nhiều người khác trải nghiệm cách thử thở mạnh mẽ này. Kết hợp với cách thức thực hành của shaman giáo, nó được gọi là shamanic breathwork. Trong một phiên shamanic breathwork, người tham gia sẽ thực hành hít thở liên tục trong một khoảng thời gian với sự hỗ trợ của âm thanh và tiếng trống. Bằng cách này, người thực hành sẽ tham gia vào một hành trình nội tâm khi trạng thái Ý thức thay đổi. Từ đó kích hoạt những nhận biết sâu sắc về bản thân và giải phóng những cảm xúc tắc nghẽn mạnh mẽ.
Konstantin Buteyko là một bác sĩ, giáo sư y khoa người Nga. Thông qua việc quan sát khả năng thở của các bệnh nhân, ông phát hiện những ai bệnh nặng thường thở nặng và gấp hơn những người khác. Điều này để kích thích ông đến với những khám phá về hơi thở. Năm 1952, ông tự chữa lành bệnh cao huyết áp của mình chỉ bằng cách làm việc với hơi thở. Ông đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu và ứng dụng hơi thở vào chữa bệnh. Ngày nay phương pháp của ông đã được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới, nhiều trường đào tạo và cấp chứng chỉ về liệu pháp sử dụng hơi thở mà ông khám phá để chữa lành hơn 150 loại bệnh khác nhau, bao gồm: hen suyễn, ung thư, bệnh tim, cao huyết áp, suy giảm trí nhớ, lãnh cảm, bất lực, rối loạn hô hấp, tiểu đêm, viêm phổi mãn tính, viêm đại tràng v.v…
Bạn có để ý trong một bài trường hợp bạn từng “thở dài”? Thở dài là một kiểu thở vô thức mà bạn thở ra một cách dài hơn so với thời gian hít vào. Chúng ta thường hay hỏi: “Tại sao bạn thở dài ?” khi bắt gặp ai đó thở ra một hơi thở dài và chúng ta biết họ đang có chuyện gì phiền muộn trong cuộc sống.
Thở dài là một cách mà cơ thể đang giúp bạn “lấy lại tinh thần”.
Bây giờ, mình mời bạn chúng ta sẽ cùng nhau “thở dài” theo phiên bản có ý thức:
Bài tập: Thở dài
Thả lỏng toàn bộ cơ thể.
Sau một vài hơi thở, sau khi bạn hít vào hãy thở ra một hơi thở dài hết mức có thể bằng cả mũi và miệng; đồng thời xẹp bụng xuống để tạo áp lực đẩy hết tất cả không khí có thể có trong phổi ra ngoài và cảm nhận sự thư giãn và thoải mái của toàn bộ cơ thể.
Lặp lại như vậy khoảng 3 đến 5 lần và cho phép cơ thể thư giãn.
Sau đó hít thở những hơi thở bình thường và cảm nhận trạng thái hít thở của cơ thể.
Một bài tập đơn giản khác cũng có tác dụng giúp bạn lấy lại tinh thần là hít thở những hơi thở sau và giữ lại hơi thở một chút:
Last updated