Thiền, Hơi Thở & Trái tim
Trang chủBlogsVề tớ
  • 🌻Hành trình Tôi đi tìm Chân Lý và Sự Tỉnh Thức
  • Chương 1: Một hành trình
    • Đứa trẻ
    • Một ngày đặt biệt
    • Những khám phá mới
    • Xã hội mà chúng ta đang sống
    • Những dấu ấn lịch sử
    • Thơ: Con đường ta đi
  • Chương 2: Chu kỳ của Thời Gian
    • Những rung động
    • Câu chuyện của người Hopi
    • Một góc nhìn về lịch sử
    • Bí mật về lịch của người Maya
    • Ghi chép của Sri Yukteswar
    • Thơ: Cái bóng của Thời Gian
  • Chương 3: Các shaman hiện đại và người Mỹ bản địa
    • Trải nghiệm ngoài cơ thể
    • Những người Mỹ bản địa
    • Shaman giáo
    • Chữa lành với thực vật Thiêng
    • Đất mẹ
    • Nghi lễ với Lửa
    • Thơ: Hoàng hôn của Người
  • Chương 4: Năng lượng & sự chữa lành
    • Một phiên chữa lành cá nhân
    • Cơ thể Ánh sáng
    • Sự thay đổi trạng thái của Ý thức
    • Hệ thống luân xa
  • Chương 5: Bí mật của Hơi Thở
    • Giới thiệu về Hơi Thở
    • Tầm quan trọng của Hơi thở
    • Khoa học về Hơi Thở
    • Thở đúng & lợi ích của luyện tập hơi thở
    • 2 cách luyện tập thở cơ hoành
    • Hơi thở mạch lạc
    • 4 kiểu thở
    • Nguyên tắc thở đúng
    • Tầm quan trọng của CO2
    • Bạn có thể nín thở bao lâu?
    • Hơi thở làm sạch và nạp năng lượng
    • Kéo dài hơi thở
    • Hơi thở và Prana
    • Thở luân phiên
    • Nhận thức về hơi thở vi tế
    • Ứng dụng trong cuộc sống
    • Kế hoạch 14 ngày luyện tập
Powered by GitBook
On this page
  1. Chương 5: Bí mật của Hơi Thở

Hơi thở và Prana

Khoa học cổ xưa về Sự Sống của Ấn Độ mang đến cho chúng ta những hiểu biết thách thức những định kiến của chúng ta về sự sống và khơi gợi về một hành trình đáng kinh ngạc, hành trình đi tìm bản chất cốt lõi về con người chúng ta và trong mối quan hệ tự nhiên với Đấng Sáng Tạo, nơi mà những điều không thể trở thành có thể, nơi những câu chuyện huyền bí phi thường trở thành sự thật.

Hầu hết chúng ta ai cũng đều từng thấy một xác chết, đó có thể là xác chết của một con chim hoặc một con mèo. Hầu hết chúng ta đều xem cái chết là một điều gì đó cấm kị, rùng rợn và không được bàn đến. Nhưng sự thật là cái chết tồn tại ở khắp mọi nơi và diễn ra trong từng khoảnh khắc.

Cơ thể chúng ta gồm hàng tỷ tế bào, và cứ mỗi giây, có hàng triệu tế bào phải chế đi để bạn có thể sống. Chúng chết đi để những tế bài mới được sinh ra. Những tế bào không chết sẽ trở thành những tế bào ung thư gây ra nỗi sợ hãi và cái chết cho con người chúng ta.

Sự sống và cái chết diễn ra liên tục trong mọi cấp độ của Sự Sống như là một cơ chế tất nhiên để Vũ trụ này tồn tại.

Khi quan sát sát chết của một con bướm, chúng ta thấy rằng cuộc sống bay lượn muôn màu của nó giờ đây chỉ còn là một xác chết vô tri vô giác. Sự sống đã lìa khỏi xác và nó được xem là prana đã lìa khỏi cơ thể. Prana là Sự sống. Bản chất của Prana là Ý thức. Khi không còn prana trong cơ thể, sự sống biến mất.

Có những dòng truyền thừa tại Ấn Độ, trong đó có những nhóm thiền sinh đặc biệt nghiên cứu về hơi thở, prana và ảnh hưởng của nó lên cơ thể, tâm trí và hệ thần kinh. Những thiền sinh này được gọi là pranavadin; và khoa học của học được gọi là Svarodaya.

Theo hiểu biết của họ, bên trong chúng ta là các dòng chảy năng lượng. Các dòng chảy này được gọi là nadi, trong cơ thể có hơn 72.000 nadi. Và trong các dòng chảy năng, 3 dòng chảy năng lượng quan trọng nhất là Ida và Pingala và Sushumna. Sushumna là con đường mà kundalini đi lên và dòng năng lượng này là cơ sở cho quá trình thức tỉnh tâm thức cao hơn.

Hệ thống yoga kundalini mô thả các nadi xuất phát từ luân xa gốc. Trong khi kênh sushumna là một kênh chạy thẳng từ luân xa gốc qua các luân xa cao hơn để đến luân xa 7 thì ida và pingala chạy xen kẽ, cuộn quanh đường cột sống từ trái sang phải và gặp nhau ở các luân xa. Từ luân xa gốc, ida đi lên từ bên trái và pingala đi lên từ bên phải. Sau đó chúng gặp nhau ở luân xa 2 và đổi hướng: ida đi về phía bên phải và pingala đi về phía bên trái. Chúng lại gặp nhau ở luân xa 3 và đổi hướng, cứ tiếp tục như vậy đến luân xa 7.

Ida được xem là năng lượng của nữ tính, biểu tượng của nó là mặt trăng và pingala là năng lượng nam tính, biểu tượng của nó là mặt trời.

Ida liên quan đến phần bên trái của cơ thể, chịu trách nhiệm về khả năng nghệ thuật, trí tưởng tượng, sự sáng tạo, hình ảnh, tư duy tổng thể, trực giác. Mặt trăng là biểu tượng của cảm xúc, của cái nhìn tổng thể và một chút huyền bí, sự im lặng.

Pingala kết nối với phần bên phải của cơ thể, liên quan đến tư duy phân tích, lý trí, suy luận, kỹ năng về ngôn ngữ, số học và tư duy bằng lời nói. Nó có tính hệ thống, có tổ chức, xử lý thông tin theo cách phân tích và những quy tắc. Nó đi làm chi tiết, xem xét và phân tích từng thành phần để ghép chúng lại với nhau một cách hoàn chỉnh.

Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm tương ứng với mặt trời và mặt trăng, hay ida và pingala. Sự biết biết về mối quan hệ giữa hơi thở, tâm trí và hệ thần kinh đã được các nhà khoa học cổ đại này biết về nó trước khi khoa học hiện đại ra đời.

Có 2 nguyên tắc phổ quát chính tồn tại khắp mọi nơi: nguyên tắc nữ tính và nguyên tắc nam tính, trong Đạo giáo nó được gọi là âm và dương. Với một chút quan sát chúng ta có thể thấy nguyên tắc này tồn tại ở khắp mọi nơi như là bản chất của cuộc sống. Thế giới là sự hoàn quyện của mọi biểu hiện đối lập của 2 nguyên tắc này: vui và buồn, nóng và lạnh, giàu và nghèo, trẻ và già, cao và thấp, thiện và ác, trái và phải, ánh sáng và bóng tối, ngày và đêm, đàn ông và phụ nữ, v.v…

Trong một chuyến đi Bali, mình có cơ hội quan sát những cánh cổng của các đền thờ Hindu ở Bali. Hindu ở Bali có một nét độc lập khác hẳn với Hindu ở Ấn Độ. Họ vẫn lưu giữa những nguyên tắc truyền thống từ tổ tiên của họ. Một số tài liệu cho rằng nguồn gốc của đạo Hindu xuất phát từ Indonesia và sau này nó lại được truyền giáo ngược lại từ Ấn Độ vào Indonesia. Mình tin rằng, tổ tiên của những người ở đây có nguồn gốc từ Lemuria, một nhà nghiên cứu người Indonesia đã nói về điều này. Một ngôi đền có cấu trúc giống Kim Tự Tháp được phát hiện trên đỉnh núi Padang ở West Java, Indonesia. Niên đại của những viên đá được phân tích có lịch sử hơn 9.000 năm tuổi và các nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc đền Kim Tự Tháp này có thể có lịch sử hơn 28.000 năm về trước. Điều này cho thấy một nền văn minh phát triển rực rỡ từng tồn tại ở khu vực này.

Những cánh cổng dẫn vào đền của người Bali được làm bằng đá và không có mái che phía trên, nó dựng thẳng đứng và nếu bạn đứng giữa cổng nhìn lên, bạn sẽ nhìn thấy bầu trời. Những cánh cổng này được gọi là cổng Trời. Theo giáo lý của người Hindu ở Bali, cánh cổng này đại diện cho 2 nguồn năng lượng đối lập luôn tồn tại và bổ sung cho nhau để tạo ra trạng thái cân bằng. Chúng ta có thể thấy gần như các lời dạy cổ xưa của các nền văn hóa Tâm Linh/Tôn Giáo đều nói về những nguyên tắc giống nhau chỉ khác ở tên gọi.

Các pranavadin nhìn thấy nguyên tắc này trong mọi thứ, kể cả trong cơ thể và tâm trí.

Những phẩm chất của năng lượng nữ tính đã chị lu mờ bởi những phẩm chất nam tính như sức mạnh, quyền lực được khuyến khích trong xã hội hiện đại. Tất cả chúng ta đều có những phẩm chất của dòng năng lượng nam tính và nữ tính bên trong. Việc mất cân bằng của 2 dòng năng lượng này khi chúng ta có xu hướng cổ vũ cho một phía sẽ gây ra sự mất cân bằng trong cuộc sống.

Những rung động của cảm xúc có thể gắn liền nước mắt, sự bao dung, che chở có thể xem là những biểu hiện của năng lượng nữ tính. Và bạn có thể thấy tác hại của nó khi chúng ta không cho phép thể hiện cảm xúc khi gặp tổn thương sẽ gây ra sự đè nén bên trong và ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào.

Giống như sự thay đổi giữa ngày và đêm, các nhà quan sát cổ xưa phát hiện rằng hơi thở của chúng ta cũng có chu kỳ. Sẽ có một lỗ mũi nào đó chiếm ưu thế hơn trong một khoảng thời gian, nó được gọi là lỗ mũi chủ động và sau đó được thay đổi. Chu kỳ của sự thay đổi này từ 60 đến 120 phút. Trong một số thời điểm nhất định trong ngày, lỗ mũi bên trái chiếm ưu thế hơn. Và ngược lại, một số thời điểm khác, lỗ mũi bên phải chiếm ưu thế hơn.

Khi lỗ mũi bên phải chiếm ưu thế, đó là thời điểm thích hợp cho những công việc đòi hỏi tư duy logic và phân tích. Ngược lại, khi lỗ mũi bên trái chiếm ưu thế, đó là thời điểm những công việc liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật, trí tưởng tượng sẽ mang lại sự hiệu quả cao hơn.

PreviousKéo dài hơi thởNextThở luân phiên

Last updated 1 year ago