Tầm quan trọng của CO2
Đã có ai nói với bạn rằng khí CO2 có vai trò quan trọng như khí O2?
Mình cũng khá ngạc nhiên khi lần đầu tiên được biết về điều này. Mình biết đến trong cuốn sách “Breath: The New Science of a Lost Art” của James Nestor. Ông kể về hành trình chữa bệnh khó thở của ông cùng với Anders Olsson. Anders Olsson đã dạy ông về điều này.
Con người chúng ta thường cho rằng CO2 là chất thải và không có vai trò gì trong quá trình hô hấp và trao đổi khí. Nhưng nghiên cứu của Anders Olsson đã chỉ ra một sự thật khác. Ông nói rằng CO2 là chất xúc tác để quá trình trao đổi khí O2 được diễn ra. Nếu thiếu khí CO2, quá trình trao đổi khí không thể diễn ra và tế bào trở nên thiếu O2.
Khi bạn hít vào, quá trình trao đổi khí O2 và thải ra khí CO2 diễn ra tại phế nang của phổi. Phần lớn phế nang nằm ở phần dưới của phổi. Số lượng phế nang ở phần dưới của phổi gấp 10 lần phần trên. Vì vậy việc hít thở bằng cơ hoành có vai trò quan trọng trong hô hấp, nó giúp đưa khí O2 vào phần dưới của phổ.
Sau quá trình này, máu giàu O2 quay về tim và đi khắp cơ thể. Khi O2 được chuyến đến tế bào, nhờ có khí CO2 tại tế bài, quá trình trao đổi khí được diễn ra. Khí CO2 được xem là chất xúc tác để quá trình này diễn ra. Nếu tế bào thiếu khí CO2, O2 không được đi vào tế bào mà nó lại quay về phổi và được thải ra ngoài khi bạn thở ra.
Việc thiếu khí CO2 tương đương với thiếu O2 và trên thực tế, trong cơ thể chúng ta không thiếu O2. Chúng ta thường thiếu khí CO2 khi hít thở không đúng. Hơi thở gấp làm chúng ta thải ra nhiều khí CO2 hơn mức cần thiết và làm cơ thể thiếu khí CO2.
Theo báo cáo của Anders Olsson, thông thường, chúng ta chỉ sử dụng 25% lượng khí O2 hít vào và 75% trong số đó lại được thở ra. Khi bạn thở ra, lượng khí CO2 trong hơi thở ra gấp 100 lần khi bạn hít vào. Với dữ liệu này, bạn có thể thấy cơ thể không bao giờ thiếu O2, ngược lại CO2 bị thiếu khi bạn hít thở nhanh hoặc hơi thở không tối ưu.
Tỉ lệ khí O2 và CO2 trong cơ thể cân bằng độ pH máu. Khi cơ thể thiếu CO2, pH trong máu tăng, cơ thể ưu tiên cân bằng độ pH trong máu nên quá trình trao đổi khí không được diễn ra để giữ CO2 trong cơ thể.
Ngược lại nếu nồng độ CO2 trong cơ thể cao, nó sẽ làm giảm pH trong máu và làm tăng cường giải phóng O2 từ huyết sắc tố vào tế vào. Vì vậy, hít thở chậm tạo ra nhiều CO2 hơn trong cơ thể giúp bạn tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể hơn.
Cơ thể rất nhạy cảm với tỉ lệ CO2 trong cơ thể, nếu lượng khí CO2 cao hơn mức bình thường như khi bạn luyện tập thể chất nặng, nó tạo ra cảm giác khó thở và theo tự nhiên, chúng ta thở nhanh hơn để đẩy phần lớn khí CO2 ra ngoài. Điều này là một cơ chế tự nhiên của cơ thể. Các vận động viên chuyên nghiệp luyện tập để tăng cường khả năng sức chịu đựng bằng cách làm quen với tỉ lệ khí CO2 tăng cao trong cơ thể.
Khi ở trong trạng thái bình thường, hơi thở gấp và thở không tối ưu lại không có lợi cho chúng ta. Ngược lại, nó làm giảm lượng khí CO2 và dẫn đến khó khăn trong việc trao đổi khí O2 ở tế bào và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất năng lượng của tế bào cho cơ thể.
Hiểu biết về vai trò của khí CO2 cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn về tác dụng của việc kéo dài hơi thở và các bài tập nín thở. Kéo dài hơi thở làm giảm đáng kể lượng khí CO2 được thải ra, chúng ta mất ít năng lượng hơn cho việc thở nhưng lại có hiệu suất cao hơn.
Last updated